ĐỦ TUỔI HƯU, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC ĐÓNG TIẾP BHXH ĐỂ HƯỞNG LƯƠNG HƯU TỐI ĐA?

ĐỦ TUỔI HƯU, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC ĐÓNG TIẾP BHXH ĐỂ HƯỞNG LƯƠNG HƯU TỐI ĐA?

Đó là băn khoăn của một số người lao động khi đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn còn thiếu số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu tối đa 75%.

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

  1. Đối với trường hợp người lao động vẫn đang làm việc

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 148, Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động năm 2019; Điểm a, Điểm b Khoản 1, Khoản 4 Điều 2, Khoản 5 Điều 3 Luật BHXH năm 2014; Khoản 1 Điều 9, Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH thất nghiệp, trường hợp người lao động vẫn đang làm việc và thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng), thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH theo quy định cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động. 

Thời gian đóng BHXH này sẽ được cộng dồn để làm cơ sở xác định mức hưởng lương hưu.

  1. Đối với trường hợp người lao động đã nghỉ việc

Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 2, Khoản 1 Điều 73, Điểm b Khoản 2 Điều 74 Luật BHXH năm 2014, người lao động vẫn được tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức đóng: hằng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần, hoặc một lần cho nhiều năm về sau (tối đa 5 năm) để được cộng nối thời gian tham gia BHXH trước đó nhằm hưởng mức lương hưu 75% theo quy định của pháp luật.

Tài liệu tham khảo: